"Lỡ sở hữu" vài căn hộ mà người dân Trung Quốc phải mất ăn mất ngủ vì luật mới


"Lỡ sở hữu" vài căn hộ mà người dân Trung Quốc phải mất ăn mất ngủ vì luật mới

Các hộ gia đình ở Trung Quốc sẽ phải nộp thuế nếu diện tích bất động sản đầu tiên của họ vượt quá một ngưỡng nhất định m2/người. Điều này khiến người dân nhiều ngày mất ăn mất ngủ khi phần lớn người dân Trung Quốc đã phải vay mượn và chi trả nhiều khoản thuế để có thể mua được nhà.

Gần đây, Bắc Kinh đang đề xuất việc áp dụng thuế bất động sản, sẽ được thí điểm ở một số thành phố trong 5 năm trước khi triển khai trên toàn quốc. 

 Zheng Wenxuan, một lập trình viên với thu nhập trung bình cho biết: "Giá trị thị trường của các bất động sản tôi sở hữu đã giảm 10% kể từ khi chính sách mới được công bố. Nếu chúng tôi phải trả thuế khi sở hữu căn hộ thứ 2, những khoản thuế hàng năm sẽ khiến tôi áp lực hơn nhiều. Tôi đã mất ngủ nhiều đêm, thanh kiếm của Damocles đang treo lửng lơ trên đầu."

Đầu tháng 8 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ "tích cực và kiên định thúc đẩy việc cải cách luật và thuế bất động sản". Nội dung chi tiêu không được tiết lộ, chỉ biết rằng bất động sản dân cư và phi dân cư cả nước đều bị đánh thuế, ngoại trừ vùng nông thôn. Nhiều người cho rằng, các tiêu chí đánh thuế ở mỗi thành phố sẽ khác nhau để phù hợp với sự khác biệt về kinh tế.

Theo các nhà nghiên cứu cải cách tài chính Trung Quốc cho hay, Thuế bất động sản được sử dụng để phân phối lại của cải, đánh thuế những chủ bất động sản giàu có và phân phối lại cho người nghèo thông qua hỗ trợ tài chính, phúc lợi xã hội và các phương tiện khác. Như vậy, việc áp dụng thuế đối với bất động sản dân cư và phi dân cư đều sẽ được áp dụng bộ luật mới.

 

Quy định mới này nhìn chung sẽ gây tổn hại lớn cho tầng lớp trung lưu với thu nhập trung bình. Nhưng lại có lợi cho chính quyền địa phương.

Theo một cuộc khảo sát với 30.000 hộ gia đình vào năm 2019 của PBOC, 70% tài sản mà các hộ gia đình ở thành thị nắm giữ, chiến phần lớn tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, là bất động sản. Khoảng 58% hộ gia đình ở thành thị sở hữu 1 căn nhà, 31% có 2 căn nhà trong khi 10,5% có 3 căn nhà. Các khoản thế chấp chiếm 76% tổng nợ hộ gia đình.

Ở Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân còn cao hơn thuế thu nhập doanh nghiệp, cộng với quy định mới được thi hành trên toàn Trung Quốc, thì người dân tầng lớp trung lưu ngoài gánh nặng thuế thu nhập cá nhân, các chi phí gia đình thì nay còn phải gồng gánh thêm thuế bất động sản sở hữu. Điều này còn gây bất lợi cho nhiều người đứng tên thay trên nhiều bất động sản.

Theo một báo cáo của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam năm 2018, chưa đến 6% dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc phải nộp thuế thu nhập cá nhân - có thể lên tới 45%. Một số người đã tận dụng kẽ hở để trốn thuế, họ nắm giữ bất động sản hoặc đầu tư cổ phiếu, nhờ công ty khai báo mức lương thấp hơn thu nhập thực tế.

Hơn nữa, Trung Quốc không áp thuế lãi vốn với người dân, trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp của nước này cũng thấp hơn nhiều so với thuế thu nhập cá nhân.

Trong thời điểm hiện tại, quy định thuế mới đối với bất động sản đã được thi hành với Thượng Hải và Trùng Khánh kể từ năm 2011. Nhưng nhìn chung vẫn chưa đem lại sự thay đổi rõ rệt. 

Sau gần 2 thập kỷ tăng trưởng chóng mặt về giá trị và độ nóng của thị trường bất động sản, từ tháng 10 này, giá nhà và bất động sản trên toàn Trung Quốc giảm mạnh liên tục chưa có hồi kết. 

Chính quyền Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục áp quy định mới đối với các tỉnh khác lần lượt trên toàn Trung Quốc. Mặc cho điều này gây ảnh hưởng không lớn đối với nhiều người không chỉ tầng lớp giàu có. Nhiều người phải đi vay số tiền rất lớn đến đầu tư bất động sản, thậm chí dùng cả khoản vay tiêu dùng và khoản vay hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều người lo ngại thị trường địa ốc sẽ sụp đổ sau khi quy định thuế mới được áp dụng hoàn toàn.